Những bí ẩn của ngọc trai có thể bạn chưa biết?
Trước kế kỷ 20, mò ngọc trai là cách phổ biến nhất trên thế giới để thu hoạch ngọc. Các thợ lặn thường bắt trai từ đáy biển hoặc đáy sông. Sau đó tiến hành kiểm tra xem bên trong có ngậm ngọc không.

Ngày nay hầu như tất cả ngọc trai dùng trong trang sức là ngọc trai nuôi. Thông thường vật lạ cấy vào trai mẹ là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng một mảnh nhỏ mô của con trai khác. Chúng được đưa vào cơ quan sinh dục của con trai để làm xúc tác tạo ngọc.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện cấu trúc vật chất giúp tạo ra vẻ óng ánh nhiều màu của NGỌC TRAI, những khoáng chất tạo thành các cấu trúc đó và những protein giúp các khoáng chất này gắn kết với nhau. Tuy nhiên, điều còn là bí ẩn đối với giới khoa học là những protein thực sự sản sinh ra ngọc trai. Các nhà khoa học Nhật Bản đã nỗ lực truy tìm những protein này.

Bằng cách rửa xà cừ bằng nước chưng cất và sử dụng những hạt nano vàng có kèm theo kháng thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo đã phát hiện hai protein mới là Pif 80 và Pif 97, vốn có vai trò không thể thiếu trong việc hình thành xà cừ. Theo các chuyên gia này, Pif 97 giúp tạo ra cấu trúc cơ bản của xà cừ bằng chitin, cũng là loại khoáng chất mà tôm hùm và tôm sông sử dụng để tạo lớp vỏ bên ngoài. Pif 80 gắn calcium và bicarbonate với chitin, hoàn tất việc sản xuất xà cừ.
(KT sưu tầm và Tổng hợp)