Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.025.923
Đang online
143
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 26/03/2021 11:48 GMT+7

Cách nhận biết đá quý, đá bán quý đơn giản

Đá quý có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với cả nam và nữ, là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản, dễ hiểu về cách nhận biết đá quý và đá bán quý.

Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng...

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.

Cách nhận biết đá quý, đá bán quý

Một loại vật chất được coi là đá quý, đá bán quý khi đạt được các tiêu chuẩn sau:

Độ cứng: đạt độ cứng cao và bền lâu với thời gian.

Độ đẹp: khi có thể tương tác với ánh sáng và có màu sắc, khúc xạ và khả năng phản xạ ánh sáng.

Độ hiếm: càng khó tìm kiếm trong tự nhiên thì giá trị của nó càng cao.

Hình dạng: được hình thành và tạo ra tự nhiên, với các loại đá được tạo ra bởi con người không phải đá quý hay bán quý.

Đặc điểm và phân loại đá quý

Vẻ đẹp, sự hấp dẫn của đá quý: Để trở thành một viên đá quý hay bán quý đầu tiên cần có tính chất quang học hấp dẫn. Chúng cần sở hữu một màu sắc đẹp hay sự lấp lánh qua phản xạ, khúc xạ hoặc phân tán ánh sáng...

Màu sắc (Color) có thể coi màu sắc chính là đặc tính quan trọng nhất của đá quý. Các loại đá quý như kim cương, ruby, thạch anh tím, ngọc lục bảo... có màu sắc tuyệt đẹp và chính điều đó làm nên sự hấp dẫn của chúng.

Sự lấp lánh (Sparkle): Các yếu tố quyết định tới sự lấp lánh đó là:

Sự phản xạ (Reflection): tất cả các loại đá sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng, số lượng ánh sáng phản xạ sẽ phụ thuộc vào mặt phản xạ của viên đá. Một viên đá có bề mặt phản xạ tốt khi có độ phẳng tốt. Sự phản xạ ở bề mặt được gọi là “ánh” (lustrer). Đá trong suốt sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt bên trong chúng, phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá.

Sự khúc xạ (Refraction): lượng ánh sáng bị khúc xạ là một tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu này cần dùng chiết suất hay RI.

Sự tán xạ (Dispersion): tán xạ là sự khác biệt chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng bao gồm tất cả các màu sắc: đỏ, da cam, lục, lam, tràm, tím, một loại đá tốt có độ tán xạ cao và sẽ phân chia ánh sáng theo các màu trong dải quang phổ (7 sắc cầu vồng ).

Kích thước (Size): một viên đá quý lớn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hơn, một viên đá quý nhỏ chỉ có thể xem được thông qua dụng cụ quang học hay các chuyên gia. Một viên đá quý lớn sẽ có giá trị cao bởi độ hiếm của nó. Do vậy kích cỡ phù hợp cũng là một đặc điểm cần được xem xét khi đánh giá một viên đá.

Hình dạng (Shape): một số trường hợp, khi viên đá có hình trái tim trông có vẻ hấp dẫn, cuốn hút hơn so với các chế tác khác, tuy nhiên đó thuộc về sở thích cá nhân của mỗi người. Mỗi một loại đá sẽ có một kiểu cắt phổ biến để đạt được bề mặt tối đa, sự phản xạ, góc cạnh đẹp nhất.

Độ bền của đá quý (Durability)

Không sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhưng đạt độ bền cao thì viên đá đó cũng có thể coi là đá quý, một số loại có độ bền gần như không thể phá hủy. Kim cương được coi là viên đá quý cứng nhất hiện nay.

(KT tổng hợp và biên soạn)