Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.003.198
Đang online
189
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Thông tin giá vàng

Cập nhật ngày 16/07/2019 09:04 GMT+7

Thông tin thị trường vàng sáng 16.7.2019: vàng nhích nhẹ

Giá vàng trong nước đã có dấu hiệu nhích nhẹ từ cuối phiên chiều qua và làn đà tăng đến đầu phiên sáng nay. Tại thời điểm 8h40 phút, giá vàng SJC trên thị trường giao dịch tại: 39,05 – 39,25 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), tăng 50.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên hôm qua. Cùng thời điểm trên, giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín giao dịch tại: 39,03 – 39,48 triệu/lượng (Mua vào – bán ra). Mức giá này đã tăng từ chiều qua và đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra ở phiên sáng nay. Giá vàng thế giới có xu hướng nhích lên và vững trên ngưỡng 1.400 USD/ounce do giới đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một cuộc chiến tiền tệ đang diễn ra trên thế giới.

Thông tin thị trường vàng trong nước

Đầu phiên sáng nay giá vàng trong nước xu hướng nhích nhẹ. Cụ thể:

Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết tại: 39,05 – 39,25 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), tăng 50.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên hôm qua.

Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán là 39,10 – 39,35 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), tăng 20.000đ/lượng chiều mua vào và tăng 50.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên liền trước.

Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên giao dịch tại: 39,03 – 39,48 triệu/lượng (Mua vào – bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với giá đóng cửa phiên liền trước.



Tại Đà Nẵng: Giá vàng SJC Đà Nẵng cùng thời điểm trên niêm yết tại 39,05 –  39,27 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), tăng 50.000đ/lượng cả chiều mua và và chiều bán ra so với  giá đóng cửa phiên 15.7.

Giá vàng trong nước hiện đang khá vững vàng ở mốc 39 triệu mỗi lượng. Xu hướng vàng quanh mốc này được dự đoán là sẽ lâu dài. Các hoạt động mua bán trên thị trường phiên hôm qua nhìn chung khá ổn định so với phiên trước đó. 

Diễn biến ổn định lượng khách và lượng hàng giao dịch cũng diễn ra tại Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín phiên hôm qua. Nhìn chung không có những biến động lớn gì về lượng khách cũng như lượng hàng giao dịch ở phiên 15.6. Đánh giá tỷ lệ khách mua/bán vàng tích trữ ước tính 50%/50% còn ở khu vực vàng trang sức thì con số này ước tính khoảng 70%/30%.

Thị trường thế giới

Giá vàng thế giới có xu hướng nhích lên và vững trên ngưỡng 1.400 USD/ounce do giới đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một cuộc chiến tiền tệ đang diễn ra trên thế giới.

Đầu phiên 16.7, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.413 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 8 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.416 USD/ounce.

Vàng tăng giá chủ yếu do đồng USD yếu, trong khi các đồng tiền khác cũng không thể mạnh lên khi mà ngân hàng trung ương (NHTW) nhiều nước đều đang tính những biện pháp làm yếu đồng nội tệ.

Một cuộc chiến tiền tệ đang dần trở thành hiện thực với việc nhiều nước đã bắt đầu hoặc đã có kế hoạch giảm lãi suất. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng chỉ trích và gây áp lực đối với Fed. Nó cho thấy khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD đang lớn dần.

Bên cạnh Mỹ, nhiều NHTW khác cũng thiên về các biện pháp nới lỏng tiền tệ như trường hợp Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Nhật.

Vàng giữ ở mức cao còn bởi những số liệu kinh tế của Trung Quốc vừa công bố cho thấy nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố dữ liệu GDP quý 2/2019 với những con số khá thất vọng nhưng trùng khớp với dự báo của nhiều chuyên gia phương Tây. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ còn 6,2%, so với mức 6,4% trong quý 1.
 

(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)