Thông tin thị trường vàng sáng 1.7.2019: Đầu tuần vàng trong nước vẫn đứng mức cao
Mặc dù đã giảm so với chốt phiên tuần trước nhưng giá vàng đầu phiên giao dịch đầu tuần hôm nay vẫn neo ở mức cao. Tại thời điểm 9h00 phút, giá vàng SJC trên thị trường đang giao dịch tại: 38,25 – 38,50 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), giảm 400.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên cuối tuần. Cùng thời điểm trên, giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín giao dịch tại: 38,13 – 38,68 triệu/lượng, giảm 400.000đ/lượng chiều mua vào và giảm 300.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên cuối tuần. Giá vàng thế giới tuần qua tăng mạnh. Cả tuần giá vàng tăng gần 1%, và tính trong tháng 6 giá kim loại quý đã tăng lên 8%.
Thông tin thị trường vàng trong nước
Giá vàng trong nước đã tuột mốc 39 triệu mỗi lượng trong đầu phiên sáng nay. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết tại: 38,25 – 38,50 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), giảm 400.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên cuối tuần.
Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán là 38,25 – 38,65 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra) giảm 400.000đ/lượng chiều mua vào và giảm 500.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên liền trước.
Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên niêm yết tại: 38,13 – 38,68 triệu/lượng, giảm 400.000đ/lượng chiều mua vào và giảm 300.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên cuối tuần.

Tại Đà Nẵng: Giá vàng SJC Đà Nẵng cùng thời điểm trên niêm yết tại 38,25 – 38,50 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), giảm 400.000 đồng mỗi lượng so với giá đóng cửa phiên trước đó.
Giá vàng trong nước đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Dù vậy hiện nay vàng vẫn đang treo mức cao và khó dự đoán. Vàng thế giới vẫn trồi sụt khó lường tác động đến thị trường vàng trong nước. Các hoạt động giao dịch trên thị trường cuối tuần qua diễn ra khá sôi nổi. Lực mua, bán đã trở nên cân đối hơn.
Tại Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín, hai phiên cuối tuần giá vàng được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường. Lực mua vàng tích trữ đã tăng cao hơn. Trong khi đó ở mảng vàng trang sức lực mua vẫn lớn. Hoạt động mua, bán diễn ra khá sôi nổi, tấp nập. Đánh giá tỷ lệ khách mua/bán vàng tích trữ ước tính 50%/50% trong khi đó ở khu vực vàng trang sức thì con số này cao hơn, ước tính khoảng 80%/20%.
Thị trường thế giới
Đầu phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.411,48 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 8/2019 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.412,5 USD/ounce, tăng 0,5 USD/ounce trong phiên.
Tính chung cả tuần giá vàng vẫn tăng gần 1%, nhưng tính trong tháng 6 giá kim loại quý đã tăng 8%. Còn khi tính chung cả quý II/2019, giá vàng đã tăng mạnh 9,1%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ quý I/ 2016 tới nay.
Theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng của Kitco, tuần này vẫn có 59% chuyên gia cho rằng giá vàng tăng trong tuần tới, chỉ có 6% cho rằng giá vàng giảm nhưng tỷ lệ chuyên gia dự báo giá vàng đi ngang đã tăng lên tới 39%.
Tuần qua vàng biến động mạnh và tiếp tục tăng vọt, bứt phá qua ngưỡng 1416 Usd/Oz là mức cao nhất tháng 9/2013, gần 6 năm trước. Đóng cửa tuần tại 1398 Usd/Oz, giá vàng tăng tới 57 Usd/Oz (tương đương 4,3 %) so với giá mở cửa tại 1341 Usd/Oz.
Giá vàng chắc chắn sẽ chịu tác động khi cuộc họp G20 cuối tuần qua tại Nhật Bản đã kết thúc. Sau cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên trang cá nhân kết quả cuộc hội đàm mà ông đánh giá là “tốt hơn kỳ vọng”.
(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)