Bản tin thị trường vàng sáng 24/11: Vàng thế giới giảm, trong nước nhích nhẹ
Giá vàng thế giới giảm đầu phiên sáng nay, trong khi đó vàng SJC lại quay đầu nhích nhẹ. Các thương hiệu vàng 999,9 uy tín trên thị trường đang neo mức ổn định.
Thông tin thị trường vàng trong nước
Giá vàng trong nước đang biến động nhẹ không đồng nhất. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 66,60 – 67,60 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên hôm qua.
Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán ra là 66,50 – 67,50 triệu/lượng (mua vào – bán ra), ổn định cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên liền trước.
Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên giao dịch tại: 52,01– 53,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên 23/11.
Giá vàng SJC tại Kim Tín niêm yết tại 66,22 – 67,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra).

Giá vàng trong nước nhìn chung thời gian này tăng giảm trong biên độ nhẹ hầu hết ít biến động. Hoạt động giao dịch tiếp tục ở mức sôi động do nhu cầu về vàng và trang sức cuối năm tăng khá cao.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Kim Tín, lượng khách mua sắm tiếp tục đông, lực mua vẫn chiếm khoảng 80% - 90% tổng lượng khách giao dịch.
Thông tin thị trường vàng thế giới
Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm trong bối cảnh đồng USD treo ở mức cao. Sự bất ổn tại Trung Quốc cũng có thể tác động tiêu cực lên mặt hàng kim loại quý.
Đầu phiên, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.754,5 USD/ounce, tăng 15,5 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2023 trên sàn Comex New York ở mức 1.770,2 USD/ounce, tăng 28,2 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 23/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.739 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2023 trên sàn Comex New York ở mức 1.742 USD/ounce.
Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.
Trong một động thái mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ ủng hộ việc gia hạn khoản vay liên quan tới phát triển bất động sản và khoản vay uỷ thác một cách hợp lý.
PBOC yêu cầu các ngân hàng ổn định hoạt động cho vay đối với các công ty bất động sản và xây dựng. Đây là động thái nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vàng chịu áp lực giảm chủ yếu do đồng USD vẫn treo ở mức cao sau khi đã tăng khoảng hơn 12% kể từ đầu năm so với rổ các đồng tiền chủ chốt.
USD đứng ở mức cao sau khi Trung Quốc công bố số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, qua đó làm giảm hy vọng về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ nhanh chóng mở cửa trở lại.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng bất động sản khá tồi tệ.
Vàng giảm còn do dòng tiền gần đây trở lại với nhiều loại tài sản rủi ro, trong đó có thị trường cổ phiếu Mỹ.
Vàng được dự báo còn giảm giá từ nay đến cuối năm khi mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 12 tới.
Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo còn khó khăn và sự giải cứu thị trường bất động sản ở nước này dường như hơi muộn. Đồng Nhân dân tệ, do đó, có thể sẽ còn suy yếu, qua đó đẩy đồng USD đi lên. Đây là yếu tố bất lợi đối với vàng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vàng được hỗ trợ bởi sức cầu có dấu hiệu gia tăng tại châu Á.
Tuy nhiên, vàng đang được hỗ trợ bởi sức cầu có thể gia tăng vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng tại châu Á: mùa lễ tết tại Trung Quốc và Ấn Độ.
(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)