Bản tin thị trường vàng sáng 14.5: Giá vàng giao động nhẹ
Cập nhật đầu phiên giao dịch sáng nay giá vàng trong nước giao động nhẹ. Vàng SJC giao dịch tại: 55,77 – 56,12 triệu/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ 999.9 của Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín giao dịch tại: 51,12– 52,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra).
Thông tin thị trường vàng trong nước
Giá vàng trong nước giao động trong biên độ nhẹ. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 55,77 – 56,12 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000đ/lượng chiều mua vào và 40.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên hôm qua.
Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán là 55,75– 56,12 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 50.000đ/lượng chiều mua vào và 20.000đ/lượng chiều bán ra so với giá đóng cửa phiên liền trước.
Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên giao dịch tại: 51,12– 52,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên 13.5.

Giá vàng sáng nay giao động nhẹ theo hướng tăng lên. Thị trường tiếp tục ghi nhận xu hướng gia tăng của lượng khách hàng mua vàng tích trữ.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Kim Tín, thời gian này khách giao dịch trang sức và vàng tích trữ tương đối ngang bằng nhau. Giá vàng gia tăng là động lực cho các nhà đầu tư mua vào.
Thông tin thị trường vàng thế giới
Giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm do đồng USD đi lên sau khi Mỹ công bố lạm phát tăng kỷ lục và thị trường lao động tích cực.
Đầu phiên sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.823 USD/ounce. Hiện tại vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần giảm mạnh xuống chỉ còn 473 nghìn đơn, thấp hơn so với mức 507 nghìn trường hợp trong tuần trước đó và cao hơn so với dự báo 487 nghìn đơn.
Thông tin này ngay lập tức tác động tiêu cực lên vàng.
Trong phiên liền trước, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 4/2021 đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Đồng USD tăng trở lại khá nhanh do kinh tế Mỹ hồi phục mạnh và giới đầu tư tin rằng vàng giảm cho dù chứng khoán Mỹ và châu Á đồng loạt giảm điểm. Giới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến để tránh đà tăng giá cả vượt quá tầm kiểm soát.
Mặc dù vàng giảm giá, nhiều dự báo cho rằng đà suy giảm chỉ là tạm thời bởi lạm phát của Mỹ đã có dấu hiệu gia tăng trong khi Fed cũng không dễ quyết định tăng lãi suất cơ bản trong ngắn hạn bởi vẫn phải duy trì đà hồi phục kinh tế.
Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong vài tháng tới. Và khi lạm phát tăng lên, đây sẽ là điều rất tốt cho vàng.
Sự hồi phục nhẹ của đồng USD và khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tiến lên mức cao của hơn một tuần, qua đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)