Phân loại ngọc trai
Trung bình cứ 15.000 con trai mới có một con sản sinh ra ngọc và quá trình hình thành một viên ngọc trai như thế phải mất đến sáu năm. Hạt ngọc thiên nhiên này được hình thành khi một vật lạ lọt vào cơ thể của con trai. Để bảo vệ cơ thể con trai tiết ra chất đặc biệt là hỗn hợp của canxi cacbonat và chất hữu cơ. Chất này tạo thành các lớp vỏ bao bọc lấy vật thể lạ bên trong con trai và tạo ra hạt ngọc. Hình dạng kích cỡ của vật thể lạ, vào việc con trai sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt và đặc điểm địa lý của môi trường đó. Chính vì vậy ngọc trai thiên nhiên hiếm khi có hình dáng nào hoàn hảo.
Trung bình cứ 15.000 con trai mới có một con sản sinh ra ngọc và quá trình hình thành một viên ngọc trai như thế phải mất đến sáu năm. Hạt ngọc thiên nhiên này được hình thành khi một vật lạ lọt vào cơ thể của con trai. Để bảo vệ cơ thể con trai tiết ra chất đặc biệt là hỗn hợp của canxi cacbonat và chất hữu cơ. Chất này tạo thành các lớp vỏ bao bọc lấy vật thể lạ bên trong con trai và tạo ra hạt ngọc. Hình dạng kích cỡ của vật thể lạ, vào việc con trai sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt và đặc điểm địa lý của môi trường đó. Chính vì vậy ngọc trai thiên nhiên hiếm khi có hình dáng nào hoàn hảo.
Ngọc trai nhân tạo
Nghĩ ra việc nuôi cấy ngọc trai là người Nhật. Công nghệ này cho phép rút ngắn thời gian nhả ngọc của con ttrai từ sáu năm xuống còn hai năm – giúp giảm đáng kể cái giá cắt cổ của ngọc trai tự nhiên và cho một sản lượng đủ sức làm dịu cơn khát làm đẹp. Khác với ngọc trai thiên nhiên, ở ngọc trai nuôi người ta có thể can thiệp để tạo ra những viên ngọc tròn vành vạnh và không hề có một khiếm khuyết nào. Ngọc trai nuôi được chia thành hai loại: Trai nước mặn và trai nước ngọt.
Trai nước mặn thường được nuôi nhiều ở vùng vịnh Persian, biển Đỏ, ven Ấn độ dương và Nhật Bản. Vì bóng bẩy hơn trai nước ngọt nên chúng được ưa chuộng hơn và giá thành của chúng cũng cao hơn. Điển hình của trai nước mặn la Akoya của Nhật. Giống trai Akoya này khá nhỏ nên kích cỡ của những viên ngọc trai cũng khá khiêm tốn. Bù lại, chúng rất tròn trịa và rất bóng nên hay được chọn để làm vòng cổ, khuyên tai. Trai Akoya thường có màu trắng hoặc vàng nhưng đôi khi cũng xuất hiện những viên mang màu đỏ và xanh.
Trong dòng trai nước mặn
Tahiti Đen cũng là một loại quý. Cái tên Tahiti Đen thực chất không nói lên được điều gì bởi loại ngọc này xuất xứ từ đảo Polinesia chứ không phải
Tahiti và nó mang sắc tối chứ không hẳn là màu đen thuần tuý.
Tahiti Đen có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại trai thường. Trung bình, nó có đường kính 30.5cm và nặng 4,5kg. Đây được xem là loại trai độc nhất bởi màu đen rất tự nhiên của nó. Ngoài ra nó cũng có thể có các màu nâu, bạc, xám, xanh.
Xét vể sản lượng thì cả Akoya lẫn
Tahiti đen đều thua xa trai vùng biển Nam Trung Quốc.
Loại trai này có lượng thu hoạch cao nhất thế giới, gồm các màu đa dạng từ trắng sữa, xám xẫm ánh xanh, đen ánh xanh đến đen ánh bạc, nhiều con có màu rất huyền ảo. Con nước nơi đây là nơi trú ngụ quen thuộc của các loài trai lớn nên trai lớn lên hạt trai cũng khá to. Môi trường nước biển sạch và ấm cũng cho những hạt ngọc biển
Nam có độ ánh rất mỏng manh và mềm mại. Nó cũng có những đặc điểm rất độc nhất như lớp xà cừ rất mỏng bất thường: chỉ từ 2-6mm.
So với người anh em nước mặn, ngọc trai nước ngọt không thể bì được về độ bóng hoặc màu sắc. Bù lại, chúng bền màu hơn, có khả năng chống thoái hoá cao hơn và quan trọng là giá rẻ hơn. Ngày nay Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đi đầu trong việc nuôi trai nước ngọt. Báu vật của đại dương đang biến chuyển thành báu vật của sông hồ, để người người nghèo cũng có quyền mơ ước đến một chuỗi ngọc trai.
(Theo Sành điệu)