Vàng sẽ thể hiện tốt trong dài hạn?
Đừng có bán hết tất cả tài sản của mình để mua vàng. Bạn vẫn có thể có cả vàng và thị trường chứng khoán. Thêm nữa, bạn cần có thêm một chút bất động sản hay thậm chí là các tác phẩm nghệ thuật cổ điển. Tuy vậy, nắm giữ vàng vẫn là thông minh nhất.

Bài viết là cuộc phỏng vấn của phóng viên investing.com với
CEO của Santiago Capital – ông Brent Johnson, người đã từng bày tỏ ý
kiến “Mua vàng nếu bạn tin vào toán học” trên tờ CNBC.
“Dài hạn, tôi tin rằng vàng còn có cơ hội leo lên vùng $5000/oz trong
vài năm tới. Nếu các chính phủ còn tiếp tục in tiền với tốc độ hiện
tại, tôi tin rằng điều đó sẽ không quá xa. Tôi vẫn nhìn thấy đà tăng ổn
định nhưng có phần chậm lại của vàng trong thời gian này cùng với những
cú bứt phá ngoạn mục”.
Khi bạn sở hữu một thứ lớn có thể tương đương với hệ thống tiền tệ mà
nó đang đi đến điểm chết tiềm năng thì cũng chính thời điểm đó bạn sẽ
đặt mình trong vòng xoáy của rất nhiều biết động. Bạn cần phải ngay lập
tức hành động với chính sự biến động lên và xuống đó.
Tại sao chúng ta nên mua vàng khi giá xuống?
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người đầu tư mua vàng nhưng chưa thực sử
hiểu về thị trường kim quý này. Giá vàng thế giới đã tăng liên tiếp
trong hơn 10 năm qua, đó chính là bức tranh tươi sáng thu hút nhiều
người đến với nó và vì thế nó sẽ còn cao hơn trong thời gian tới.
Vấn đề trần nợ của chinsh phủ Mỹ trong năm 2011 đã đưa vàng lên mức
đỉnh. Kim quý này thực sự đã tăng rất nhanh chỉ trong một thời gian
ngắn. Khi xu thế tăng mạnh xuất hiện, chúng ta sẽ phải đối diện với đà
sụt giảm kĩ thuật.
Vậy, liệu xu hướng ảm đạm của thị trường vàng thời gian qua có phải là kết quả của đà tăng quá nhanh trước đó?
Sự sụt giảm kĩ thuật đó đã bị làm trầm trọng thêm bởi những người sẵn
lòng tin với vàng đã làm ngơ qua những gì có thể xảy tới. FED và các
Ngân hàng Trung ương khác đã thuyết phục dân chúng nói chung rằng họ sẽ
làm được tất cả mọi thứ. Kết quả là, người dân đã có thêm sự tự tin để
đưa tiền vào thị trường chứng khoán. Điều đó đã dẫn đến lạm phát tài sản
trong thị trường nhà ở và thị trường chứng khoán – và không tác động
quá nhiều tới giá hàng hóa là vàng và bạc. Lạm phát tài sản này là kết
quả của nới lỏng tiền tệ.
Vậy, tại sau QE không dẫn tới mức lạm phát cao?
Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn đã nhìn thấy lạm phát một cách nhất định.
Tuy nhiên, nó lại tồn tại ở những nơi mà công chúng không nhận ra đó là
lạm phát. Ngày nay, lạm phát phản ánh sự tăng của giá cả. Chúng ta có
những minh chứng nhất định về giá tài sản lạm phát – bất động sản tại
các thành phố lớn, giá đất nông nghiệp và giá cổ phiếu.
Lạm phát đã không chính thức được đưa vào báo cáo CPI nhưng thực sự giá tài sản đã tăng cao hơn rất nhiều.
Một lý do khác khiến CPI Mỹ vẫn ở mức thấp đó chính là sự vận hành
của hệ thống tiền tệ. Khi chúng ta đưa tiền vào hệ thống, nó sẽ được đưa
vào hệ thống dự trữ thừa của ngân hàng. Theo quan điểm cá nhân tôi, sự
thực là họ không muốn đưa dòng vốn ra ngoài bởi họ không tin các đối tác
có khả năng trả nợ hay đúng hơn là họ không tin rằng nền kinh tế đã
thực sự đủ vững mạnh. Tiền được giữ tại Fed, người gửi và ngân hàng đều
đảm bảo được khoản lợi nhuận có được.
Chúng ta sẽ nhìn thấy mức lạm phát tăng nhanh hơn rất nhiều khi các
ngân hàng thực sự dùng tiền và cho nó làm việc. Đó cũng chính là lúc
chúng ta nhìn thấy vai trò thực, sức mạnh thực của vàng như một tài sản
đảm bảo.
Vậy, vàng sẽ thể hiện tốt hơn nhiều thị trường chứng khoán trong dài hạn?
Trong thời gian này, tôi nghĩ rằng vàng có cơ hội chạm đáy và xu
hướng u ám vẫn tiếp tục. Chúng ta ta cần xem xét và cân nhắc các mức
thấp tương ứng của vàng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang dần tới điểm tới
hạn nơi mà nới lỏng tiền tệ thực sự bơm tiền vào hệ thống.
Hiện tại, trên thị trường ngập tràn nỗi sợ hại về việc thu hẹp QE đã
đủ sức thuyết phục. Thu hẹp nới lỏng tiền tệ sắp tới chỉ còn là quy mô
chứ không còn là vấn đề thời gian nữa. QE3 đã tồn tại không lâu như
những gì chúng ta dự đoán trước đây và việc cần làm lúc này chính là
nhìn nhận tác động của nó một cách đúng đắn và đưa ra những phản ứng phù
hợp. Đương nhiên, thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.
Tôi không dự đoán rằng sẽ có một tai nạn hay một trận hỗn chiến sắp xảy
ra trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cuối cùng, một tai nạn, một cuộc khủng hoảng theo phong
cách 2008 có thể sẽ lại xuất hiện. Tôi thực sự chẳng tin rằng tiền sẽ
thực sự chuyển mình hoạt động một cách thực sự. Chúng ta rất có thể phải
đối diện với những vấn đề tương tự xảy ra trong năm 2008 nhưng với mức
độ nhẹ hơn. Lúc đó, chúng ta sẽ một lần nữa nhìn thấy sức mạnh thực sự
rất to lớn của vàng.
Nguyên nhân của vấn đề được gọi là “tai nạn” ở trên chính là do hệ
thống tiền tệ đã bị thiết kế trước. Đó là một lỗ hổng thiết kế: thiết kế
không có số lùi. Nó chỉ được thiết kế để quy mô ngày càng phình to ra.
Nếu nó nhỏ dần lại, nó sẽ bị treo. Vì vậy, nó là một hệ thống vốn đã tồn
tại lạm phát tiềm tàng từ bên trong. Khi một yếu tố nào đó phát triển
hàng năm hoặc chiếm ưu thế trong một số năm thì cuối cùng nó sẽ tăng
theo cấp số nhân. Chúng ta đang tiếp cận điểm của cấp số nhân ngay từ
thời điểm hiện tại. Đến lúc đó, vàng sẽ tăng khủng khiếp và tốc độ tăng
của nó sẽ còn lớn hơn hiện nay rất nhiều. Vào thời điểm đó, hệ thống
tiền tệ sẽ hoặc là đi thẳng lên và gây ra lạm phát lớn hoặc đối diện với
sự sụp đổ toàn hệ thống. Dù đi theo một trong hai kịch bản nào sau đây –
lạm phát rất cao, hoặc một vụ tai nạn của hệ thống tiền tệ – thứ tôi
muốn sở hữu chính là vàng.
Vì thế, chúng ta nên mua vàng để bảo vệ bản thân?
Đừng có bán hết tất cả tài sản của mình để mua vàng. Bạn vẫn có thể
có cả vàng và thị trường chứng khoán. Thêm nữa, bạn cần có thêm một chút
bất động sản hay thậm chí là các tác phẩm nghệ thuật cổ điển. Tuy vậy,
nắm giữ vàng vẫn là thông minh nhất.
(ST& tổng hợp)