Vai trò của vàng đối với Trung Quốc và Ấn Độ
Những sự kiện đang diễn ra tại Ấn Độ và Trung Quốc hiện đang tạo nên rất nhiều diễn biến đáng ngạc nhiên trên thị trường vàng!.

Các đảng phái chính trị tại Ấn Độ với mục tiêu chống tham nhũng hiện
đang lay chuyển dần nền tảng chính trị tại quốc gia này. Những người
tham gia Đại hội Đảng toàn quốc đã thay đổi lập trường của mình một cách
vội vàng và vì thế họ đã dần mất ảnh hưởng tại thủ đô Delhi. Với cuộc
bầu cử vào tháng Năm, một trong những thay đổi chúng ta mong đợi chính
là việc là Bộ trưởng Tài chính có cái nhìn thoải mái hơn và giải quyết
vấn đề phong tỏa về nhập khẩu vàng. Chế tài hạn chế nhập khẩu vàng đã
ảnh hưởng nghiêm trọng tới lượng dự trữ của ngành công nghiệp đồ trang
sức vàng cũng như việc Ấn Độ từ chối tiếp cận với thị trường vàng.
Với khá nhiều tội phạm đang giữ ghế trong Quốc hội, người Ấn Độ đã và
đang sử dụng để các vấn đề sa đọa của chính phủ để uy hiếp và vui vẻ
trong hành động mua vàng từ vàng buôn lậu với giá giảm khoảng 50USD so
với giá “hợp pháp” của thị trường. Vai trò chính trị của chính phủ phải
được vận dụng một cách khéo léo hơn nếu Đại hội Đảng muốn lấy lại niềm
tin đã mất. Tái mở cửa cho vàng là một cách quan trọng để làm được điều
đó.
Vàng xuất hiện tại Ấn Độ thường không vì lợi nhuận mà vì lý do an
ninh tài chính, tôn giáo và gia đình. Quy định về việc đóng cửa các hoạt
động giao dịch vàng đã ngăn chặn lại sự kiện nhập khẩu hơn 1.000 tấn
mỗi năm của nước này. Nếu Đại hội Đảng không làm bất cứ điều gì để loại
bỏ các chế tài hiện có, họ sẽ có nhiều khả năng mất đi mảnh đất chính
trị đáng kể trong các cuộc bầu cử.
Nhìn vào thị trường toàn cầu, chúng ta thấy rằng việc ngăn chặn nhập
khẩu vàng của đất nước này đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu hàng năm của
toàn thế giới. Không có gì lạ rằng giá vàng đã tiếp tục giảm khi chống
chọi lại các cuộc tấn công và bán ra ra khỏi nước Mỹ.
Về phía cung, chúng ta đã nhìn thấy một lượng gia tăng 1.200 tấn vàng
thông qua việc Mỹ bán tháo. Động thái bán đến từ các quỹ ETF và từ các
ngân hàng lớn như Goldman Sachs và JPMorgan Chase cùng khách hàng của
họ. Một phần quan trọng của việc giá vàng giảm sâu trong tháng 4 năm
2013 là khi các ngân hàng, được hỗ trợ bởi người bán từ các quỹ ETF Mỹ,
đã làm rung chuyển thị trường với doanh số bán lớn của vàng vật chất
trong một khoảng thời gian hai tuần cùng với sự xuống giá tới 200USD/oz.
Vào thời điểm đó, thị trường vàng đã kì vọng nguồn cung vàng tăng
4.200 tấn so với năm 2013 bằng việc tăng 1.400 tấn đến từ bán phế liệu
và số còn lại từ vàng mới được khai thác. Bây giờ thêm hơn 1.200 tấn
vàng từ các quỹ đầu tư của Mỹ và lượng cung vì thế lượng cung đã tăng
hơn 25% trong năm nay.
Nhưng xu hướng tăng cung sẽ tiếp tục? Với lượng lớn vàng vật chất rời
khỏi các quỹ ETF của Mỹ, các ngân hàng lớn và khách hàng của họ đã bán
vàng ra thì rõ ràng rằng nguồn cung vàng sẽ khó tăng mạnh trong thời
gian tới. Những người nắm giữ vàng chỉ đơn thuần với mục đích lợi nhuận
đã gần như bán toàn bộ vàng trong danh mục đầu tư của họ. Những người
vẫn còn nắm giữ vàng trong các quỹ cùng với chiến lược đầu tư dài hạn hy
vọng không chỉ sự thay đổi của cấu trúc tiền tệ thế giới ảnh hưởng tới
vị thế của vàng mà còn là sự mong chờ cho một năm 2014 giá vàng tăng.
Trong khi chúng ta khó tách bạch rõ ràng những nhà đầu tư ngắn hạn từ
tổng thể nhà đầu tư dài hạn đối với vàng tại Mỹ thì hành động bán vàng
của quỹ tín thác SPDR đã chậm lại và doanh số bán vàng là hữu hạn nên đà
bán tháo có thể sẽ chấm dứt sớm. Chúng ta đã nhìn thấy sự chậm lại
trong doanh số bán vàng theo tuần của quỹ này và kì vọng quỹ này sẽ trở
lại mua vàng.
Chúng ta có thể kì vọng một cách khá có cơ sở rằng lượng cầu vàng của
Trung Quốc có thể đạt trên 2000 tấn trong năm nay khi mà lượng khai
thác vàng mới có thể chạm ngưỡng 2800 tấn. Nhu cầu vàng của Trung Quốc
không có dấu hiệu chậm lại khi chính phủ nước này tập trung chủ yếu vào
sức khỏe thực tại nền kinh tế và đời sống người dân. Trong tiến trình
này, tầng lớp trung lưu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng
nhanh chóng và chạm ngưỡng 500 triệu người. Tầng lớp này rất ủng hộ vàng
không chỉ đơn giản vì họ không có tài sản thay thế nào khác mà vì họ
nhận thấy vàng là tài sản duy trì được giá trị ổn định nhất trong thời
gian tồi tệ nhất (giá các hàng hóa khác trượt giảm nhanh chóng).
Chính phủ Trung Quốc đã hành động và chia sẻ quan điểm của mình đối
với vàng. Chúng ta tin rằng lượng mua vàng vào quốc gia này sẽ ngày một
tăng khi giá giảm (họ sẽ phải gửi lời cảm ơn tới hành động bán của Mỹ và
một điều quan trọng rằng Trung Quốc có thể mua tất cả số vàng mà Mỹ có
thể bán).
Một lý do rất chính đáng để giải thích tại sao Trung Quốc và người
dân của họ tiếp tục mua vàng đó chính là lời nhận xét đầy ngụ ý của Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Yi Gang: “Đó (hành động mua
vàng) không chỉ còn là lợi ích quốc gia mà còn hỗ trợ tích cực cho
lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc”. Lời phát biểu này xuất hiện sau
khi lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chạm ngưỡng 3,66 nghìn tỷ USD
vào tháng Chín vừa qua. Hành động mua vàng không chỉ giúp họ đáp ứng nhu
cầu vàng trong tương lai mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho sự quốc tế hóa đồng
NDT giống như vị thế của đồng USD. Tuy nhiên, chúng ta cũng cảm nhận
được rằng điều này cho thấy họ vẫn chưa thực sự tự tin vào hệ thống tiền
tệ của chính mình.
Trung Quốc đã không tham gia vào các nhóm tiền tệ trên thế giới, đồng NDT đủ mạnh để đi con đường riêng của chính bản thân mình?
Vậy, liệu có phải sức mạnh của đồng NDT cũng sẽ được chào đón như
đồng USD, ai sẽ thực sự sẽ coi đồng tiền của Trung Quốc là đồng dự trữ
ngoại hối toàn cầu? Điều đó là khó có thể tránh khỏi bởi Trung Quốc đang
nỗ lực làm điều đó. Việc quốc tế hóa đồng NDT có thể không được chào
đón và rất có thể phá vỡ hệ thống tiền tệ toàn cầu. Mối quan hệ căng
thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã cho chúng ta biết có rất ít sự hòa hợp
giữa hai đồng tiền này, sự cọ xát thậm chí có thể gây ra nhiều tia lửa.
Người dân Ấn Độ yêu vàng bởi họ không tin tưởng vào chính phủ và cả
hệ thống tiền tệ của họ nữa. Bởi vậy, tình yêu đó là khó thay đổi. Chúng
ta chẳng cần ngạc nhiên khi họ thực sự giận dữ bởi chính phủ nước này
ngăn cản họ mua vàng.
Ngược lại, về phía Trung Quốc, chúng ta thấy rõ rằng tồn tại sự thiếu
niềm tin vào hệ thống tài chính toàn cầu và người dân nước này kì vọng
đồng tiền của họ có một vị thế vững chắc trên trường quốc tế. Rõ ràng
rằng nếu đồng USD khiến thế giới lung lay niềm tin bởi các đồng tiền
khác như đồng NDT thì tương lai của đồng bạc xanh sẽ ngày càng bị nghi
ngờ. Nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ muốn và sẵn sàng để cho điều đó xảy ra.
Nếu hoạt động giao dịch dầu cũng tương tự như vậy và nhà sản xuất dầu
chấp nhận giao dịch bằng đồng NDT thì viễn cảnh u ám với đồng USD sẽ
càng tăng cao.
Nếu vị thế của đồng USD suy yếu, ngay lập tức hệ thống tài chính toàn
cầu sẽ bị lung lay. Thêm nữa, việc giảm dần cho đến hết QE3 được thực
hiện một cách chóng vánh thì sự nghi ngờ vị thế của đồng USD càng lớn.
Nếu mức lãi suất Mỹ tăng cao – tương tự như đã diễn ra trong thập kỉ
1980 – thì việc tăng vị thế đồng USD sẽ gặp nhiều trắc trở, ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế, thị trường trái phiếu, hoạt động ngoại hối và
thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ ngày càng mệt mỏi.
(ST& tổng hợp)