Những yếu tố hỗ trợ thị trường vàng bật tăng
Dưới đây là 5 yếu tố có thể đóng vai trò xúc tác tốt cho thị trường vàng nóng trở lại.

1. Công nghiệp khai thác gặp khủng hoảng
Bước sụt giảm mạnh mẽ của vàng khiến nhiều công ty trên thế giới nỗ
lặng chỉ trong một đêm- đó là những gì đã xảy ra hồi đầu năm nay. Rất
nhiều công ty trong số đó không thể tồn tại nếu giá rơi xuống dưới vùng
$1250.
Sự thật là một vài nhà sản xuất vàng có tiếng trên thế giới đang phải
đối mặt với khả năng đóng cửa một vài khu vực khai thác. Đây sẽ là một
thiếu hụt lớn trong năm 2013. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì
mà nhu cầu vàng toàn cầu đang đòi hỏi.
2. Hội chứng Trung Quốc
Sau thảm họa của vàng hồi tháng 4, nhu cầu vàng tại Trung Quốc bùng
nổ như một cơn sốt không ngừng nghỉ. Lực mua tại đại lục và Hồng Kông
cao hơn bình thường 500%.Trung Quốc dường như đang muốn tiếp cận thị
trường vàng với cánh tay dài không giới hạn. Chỉ trong năm 2012, quốc
gia này đã chi 2.9 tỷ USD cho việc mua lại các công ty khai thác vàng
tại nước ngoài. Đặc biệt, kể từ khi vàng giảm sâu, những động thái tương
tự đã được tăng cường mạnh mẽ hơn. Dưới đây chỉ là một vài giao dịch
điển hình:
• Một ngày sau bước giảm lịch sử của vàng, Zijin Mining đã mạnh tay
mua lại công ty khai thác mỏ Kalgoorlie của Úc. Một số nguồn tin cho hay
Zijin cũng đang nỗ lực trả giá mua lại 3 ông lớn khai thác tại Canada.
• Sau đó, trong tháng Năm, Kingwell Group của Trung Quốc cũng công bố
quyền kiểm soát tại Brazil Gold Corp- mỏ khai thác tại Canada cùng với
dự án vàng lớn tại các vùng lãnh thổ phía bắc Brazil.
• Công ty Shandong Qixing Iron Tower Company đồng ý mua lại khối tài sản vàng của Stonewall Resources Ltd tại Úc.
• Sơn Đông cũng đang đàm phán về việc đầu tư vào Chaarat Gild- một dự án khai thác mỏ giàu khoáng chất tại Kyrgyzstan.
Điểm mấu chốt là, với việc giá vàng đang ở những mức thấp lịch sử và
nhiều công ty khai thác đang gặp khó khăn, giới xúng xính tiền mặt của
Trung Quốc sẽ càng hào hứng hơn để tiến hành những động thái mua vào.
3. Sốt vàng tại Ấn Độ
Kể từ khi vàng giảm mạnh vào giữa tháng 4, nhu cầu vàng nguyên liệu
để sản xuất đồ trang sức, cũng như nhu cầu vàng trang sức cá nhân tại Ấn
Độ đều có những dấu hiệu khả quan. Thực tế, chỉ trong ba ngày sau vụ
tai nạn này của vàng, Ấn Độ đã mua ít nhất 16,5 tấn vàng – gấp đôi so
với một năm trước đây bất chấp chính sách thuế hà khắc nhất trên thế
giới.
Chỉ trong tháng 5, lượng nhập khẩu vàng tại đây đã chạm ngưỡng 176
tấn- gần gấp đôi so với mức trung bình hàng tháng. Theo Hội đồng vàng
thế giới, nhập khẩu vàng của Ấn Độ trong quý thứ hai năm 2013 có thể cao
hơn 150% so với năm trước.
4. Bất ổn các quỹ lương hưu Nhật Bản
Rất nhiều người không nhận ra rằng khoản lương hưu tư nhân và nhà
nước tại Nhật Bản có kích thước lớn thứ 2 sau Mỹ. Cả hai quốc gia này
phải dành hơn 3.36 nghìn tỷ USD trong các quỹ hưu trí để giải ngân cho
lượng dân số già cực lớn. Cho tới gần đây, không hề có quỹ nào trong số
này nắm giữ bất kỳ vàng hoặc tài sản liên quan đến vàng.
Tuy nhiên, dấu hiệu thay đổi đã xuất hiện. Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo
Abe, đã bắt tay vào thực hiện chương trình gia tăng chi tiêu triệt để
và “các biện pháp nới lỏng không giới hạn.” Abe cam kết sẽ thực hiện quá
trình này ít nhất hai năm với mục tiêu chính là 2% lạm phát. Và chúng
đã phát huy hiệu quả như mong muốn. Kể từ tháng 4, đồng yên đã giảm so
với 16 đồng tiền mạnh khác. Không cần phải nói, đám đông người cao tuổi
nghỉ hưu của Nhật Bản chẳng thích thú gì với điều này bởi vì đồng yên
giảm phát sẽ giúp họ có sức mua mạnh mẽ hơn- khoản trợ cấp của họ sẽ có
giá trị hơn.
Giờ đây, để chống lại tình trạng lạm phát, các quỹ lương hưu tại Nhật
đều có xu hướng tìm tới vàng. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng.
Nếu tất cả các quỹ hưu trí của Nhật Bản phân bổ 1% là vàng để chống lạm
phát đồng yên trong hai năm tới, đó sẽ là cơ hội để giá vàng tăng 29%,
lên đến $1,552 một ounce. Và nếu tất cả họ đều phân bổ 3% là vàng, cơ
hội để quý kim chinh phục ngưỡng $2,258 sẽ được rộng mở!
5. Không thể thờ ơ với lạm phát
Nhu cầu vàng với vai trò là tài sản cất trữ có giá trị đã tăng mạnh
với dự đoán lạm phát sẽ leo cao khi FED, Ngân hàng trung ương Nhật bản
và Ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục mua thêm nhiều nợ. Số lượng
tiền in ra rất lớn đang kích thích nguy cơ lạm phát và xây dựng mô hình
cũ mà chúng ta đã chứng kiến từ tháng 12/2008 tới tháng 6/2011. Thậm
chí, nếu như FED thu hẹp gói QE vào năm tới, họ vẫn kịp bơm thêm 1.25
nghìn tỷ USD vào lượng cung tiền- cơ hội để vàng và các loại hàng hóa
nói chung đi lên là rất lớn.
Nguyên nhân là vì sao?… Cứ mỗi lần in tiền, đồng USD lại giảm bớt giá
trị của mình. Thực tế là, từ khi Nixon đóng cửa chế độ bản vị vàng,
đồng USD đã giảm 17 cent. Và trong vòng 100 năm kể từ khi FED xuất hiện
vào năm 1913, sức mua của đồng USD đã giảm 96%.
Giống như Milton Friedman từng nói: “Chỉ có chính phủ mới có thể dùng
một tờ giấy cực kỳ tốt, phủ lên đó loại mực cực kỳ tốt để tạo ra một sự
kết hợp vô giá trị . ” .”
Vì vậy, đừng để cho khả năng suy yếu tiếp theo của vàng che mờ đôi
mắt của bạn. Thay vào đó, hãy biến chúng trở thành lợi thế. Những nhà
đầu tư thông minh sẽ biết rằng nên nắm lấy cơ hội này.
(ST& tổng hợp)