Yếu tố khả quan cho vàng
Nếu bạn đã từng xem bộ phim ‘Margin Call’ của Kevn Spacey, chắc chắn bạn sẽ có được ý tưởng hay về những gì mà người trong cuộc (ví dụ như Bullion Banks) đã làm đối với thị trường vàng trong tháng 4 vừa qua.

Mới đây, cú sốc lãi suất Shibor tại Trung Quốc đã khiến các ngân hàng
trong nước vất vả tìm kiếm tiền mặt. Họ đã bán hầu hết những tài sản có
thể thanh khoản được của mình. Và vàng là một lựa chọn đầu tiên và ngay
lập tức. Kết quả là, giá vàng liên tục trượt giảm và đối mặt với các
lệnh bán tháo ồ ạt.
Hãng truyền hình Financial TV nhìn vào bước giảm của vàng, mức độ
giảm phát và cho rằng vàng là một thứ kim loại ngu ngốc chẳng tạo ra
được lợi nhuận. Giảm phát có thể sẽ không xuất hiện, tuy nhiên, nó sẽ
giúp cho xu hướng tăng của vàng không bị mất đi.
Đây là một công thức đúng dành cho các yếu tố cơ bản của vàng: thay đổi nợ- thay đổi giá dầu- thay đổi giá vàng.
Mỗi chính phủ đều có một hàng rào phòng thủ chống lại rủi ro trên thị
trường trái phiếu. Hàng rào này chính là phần trăm vàng mà họ nắm giữ.
Hàng rào này cũng yêu cầu họ phải mua dầu trong suốt thời gian khủng
hoảng trên thị trường trái phiếu. Không dầu mỏ cũng là một cuộc khủng
hoảng hóa dầu vô cùng nghiêm trọng. (Và giờ đây, bạn đã biết vàng cũng
là tiền). Do đó, nếu giá dầu hoặc đống nợ tăng lên, vị trí vàng cũng
tăng lên. Điều này có nghĩa là vàng, dầu và nợ có liên hệ mật thiết với
nhau. Khi yếu tố rủi ro trên các thị trường dầu, vàng và trái phiếu thay
đổi, tất cả 3 loại tài sản này đều bị ảnh hưởng bởi danh mục đầu tư của
chính phủ cần phải điều chỉnh lại.
Các con số cần xem xét:
- Khoản nợ chính phủ Mỹ tăng vọt từ 8 nghìn tỷ USD trong năm 2007 lên 16 nghìn tỷ USD trong năm 2013 với tỷ lệ lãi suất bằng 0.
- Thị trường trái phiếu cần một hàng rào vững chắc bằng “vàng” để Mỹ có thể mua dầu trong giai đoạn khủng hoảng.
- Giá dầu vẫn không giảm.
Hãy tưởng tượng rằng nếu tỷ lệ lãi suất tăng và chỉ có một con đường
duy nhất để chi trả cho mức lãi suất này là in thật nhiều trái phiếu
chính phủ. Trong trường hợp này, tỷ lệ lãi suất tăng hỗ trợ cho vàng bởi
nguyên nhân đơn giản là nợ chính phủ (bao gồm bảng cân đối kế toán của
FED) sẽ tăng cao và xuất hiện nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, hãy tưởng tượng
rằng nếu xuất hiện nguy cơ khủng hoảng giảm phát, các gói kích thích
kinh tế khổng lồ ngăn chặn giảm phát giá tài sản cũng khiến cho đống nợ
tăng cao, từ đó,vàng cũng được hưởng lợi.
Rõ ràng là, viễn cảnh tồi tệ thực sự đối với vàng là khi Mỹ có thể tự
cung tự cấp 100% nhu cầu dầu mỏ. Một số người cho rằng điều đó là có
thể, tuy nhiên, thật khó có thể xảy ra khi mà tỷ lệ sử dụng dầu tại đây
vẫn tăng cao rất nhiều lần so với khả năng chế xuất của họ.
Với những nguyên nhân trên, nhiều chuyên gia khẳng định các yếu tố cơ bản đối với vàng vẫn khá khả quan.
(ST& tổng hợp)