Chuyên gia Bullion Vault khuyên “Hãy mua vàng và từ bỏ tiền mặt”
Bullion Vault đã làm một cuộc khảo sát với 300 nhà đầu tư nhỏ của mình để trả lời cho câu hỏi tại sao họ vẫn đang mua vàng tại thời điểm này. Kể từ bước giảm gần đây của vàng, toàn bộ nhóm đầu tư này đều mua vàng vật chất và đang tiếp tục làm như vậy. Thông thường sẽ có rất nhiều cuộc thảo luận về việc mua vàng với vai trò là hàng rào chống lạm phát, trong khi đó, nhiều bình luận lại cho rằng lạm phát chẳng đủ thấp để lôi kéo sự ham thích lớn như vậy.

Đối với những người có tiền tiết kiệm, đây không phải là một trường
hợp cần bận tâm. Họ nhìn vào những gì nhận được từ ngân hàng và so sánh
chúng với mức lạm phát mà họ cảm nhận được thông qua túi tiền của mình,
họ không cần để ý nhiều tới những con số chính thức nói rằng họ đang
chiụ nhiều rủi ro. Cần chú ý rằng ngân hàng trung ương tại các quốc gia
phát triển muốn nhìn thấy mức lãi suất ở 2% hoặc cao hơn thế. Điều này
cho phép tỷ lệ lãi suất gia tăng. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì
họ đang chịu nhiều thua lỗ nếu đang nắm giữ tiền mặt. Đó là lý do tại
sao chúng ta nên đọc một vài thông tin mà Adrian Ash tại Bullion Vault
chỉ ra sau khảo sát. Dưới đây là những gì ông nói:
“Hơn 50% nhà đầu tư được hỏi ủng hộ quan điểm “mua vàng thay thế tiền
mặt” thay vì “mua vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư”. Và trong số 300
người tham gia khảo sát tuần trước, mong muốn của họ là thoát khỏi đống
tiền mặt đang nằm “chết dí” trong ngân hàng.
Chỉ số lạm phát tại Anh cho thấy nhu cầu từ bỏ tiền mặt ngày càng
tăng, dù là để mua vàng hay các tài sản cứng khác. Thước đo ưa thích của
chính phủ là chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 2.9% trong tháng trước so với
cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn dự đoán của các
chuyên gia là 3.0% và của tháng 5 là 2.7%. Ngược lại, tỷ lệ lãi suất tại
Anh vẫn bị mắc kẹt tại mức 0.5%. Do đó, người gửi tiền tiết kiệm phải
trả giá cho bong bóng tín dụng, trợ cấp của cả khối ngân hàng và của cả
chính phủ.
Lịch sử cho thấy người gửi tiết kiệm có thể sẽ tiếp tục chấp nhận
những chi phí này. Sau cuộc đại suy thoái, tỷ lệ lãi suất vẫn giữ ở mức
2.0% trong gần 2 thập kỷ qua.
Tháng 9 năm nay sẽ đánh dấu 5 năm kể từ khi tỷ lệ lạm phát đã vượt
qua tỷ lệ lãi suất dựa trên chỉ số CPI. Nó cũng cung cấp một khoản thua
lỗ ròng đối với những người gửi tiết kiệm hàng tháng kể từ khi đó. Cụ
thể, người gửi tiết kiệm tại Anh đã mất £97 kể từ năm 2007 bởi vì mỗi
£1,000 kể từ thời khủng hoảng tín dụng giờ đây có giá trị £903 . Điều đó
cũng có nghĩa là £1,000 vàng giờ đây tương đương với sức mua £1,494.
Tất nhiên, lực mua vàng đã giảm mạnh kể từ đỉnh cao mùa hè năm 2011.
£1000 vàng của bạn sẽ có giá trị £2,223 vào cuối tháng 8, tăng 122%
trong vòng 3 năm dựa trên tỷ lệ lãi suất thực.
Người gửi tiết kiệm có thể đưa ra câu hỏi tương tự. Bởi vì hầu hết
các cuộc nói chuyện về thu hẹp quy mô gói kích thích đã khiến tỷ lệ lãi
suất thực của Mỹ đã giảm đi trong tháng 6 mặc dù chỉ giảm chút ít.
Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát đã tăng nhanh hơn tỷ lệ lãi suất.
Áp dụng điều này vào các quốc gia khác trên thế giới và bạn sẽ tìm
thấy những tình huống tương tự- nơi mà lạm phát vượt qua lãi suất. Trong
một thế giới mà hầu hết con người đều sống dưới ảo tưởng tài chính rằng
mình sẽ kiếm được tiền và được che chở an toàn bằng đống tiền mặt tại
các ngân hàng, thì vẫn còn nhiều vấn đề cần được lưu tâm.
Đầu tiên là tiền gửi của bạn. Sự kiện của ảo Síp là minh chứng rõ
ràng nhất cho thấy tất cả đống tiền trong ngân hàng của bạn không hề
được đảm bảo. Những cổ phiếu ngân hàng vô giá trị mà bạn nhận được là
một bài học vô cùng bổ ích.
Vấn đề thứ 2 là hầu hết các nhà đầu tư đều có tư tưởng rằng lãi suất
huy động chính là thu nhập thực tế từ khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, như đã
nói ở trên, khoản tiền duy nhất mà bạn kiếm được thông qua tiền gửi là
số tiền nhận được sau khi trừ đi hết các chi phí, nhiều hơn nữa là tỷ lệ
lạm phát.
Vậy tại sao mọi người lại có thể nghĩ rằng vàng đang mất đi sức hấp
dẫn? Một lợi thế lớn của vàng là cực kỳ dễ dàng trao đổi, thậm chí nhiều
đồng tiền lớn cũng không sánh nổi. Nhưng quan trọng hơn là tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới, vàng là một tài sản vừa mang tính địa phương
lại vừa mang tính quốc tế. Với tính linh hoạt này, vàng được đặt ngang
tầm với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới.
(ST& tổng hợp)