Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.012.201
Đang online
180
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tin nóng

Cập nhật ngày 10/02/2007 02:14 GMT+7

Khi đồng đô la suy yếu

Một bữa ăn sáng đơn sơ của một cặp vợ chồng người Mỹ tại Paris đã nói lên sự mất giá của đồng USD và từ đó có thể góp phần giải quyết sự thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ.

 
 

Một bữa ăn sáng đơn sơ của một cặp vợ chồng người Mỹ tại Paris đã nói lên sự mất giá của đồng USD và từ đó có thể góp phần giải quyết sự thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ.

dola1.jpg

Ảnh minh họa

Bữa ăn đó tại một quán ăn trên đại lộ St Germain chỉ có trứng, cà phê và một đĩa rau đã làm cho cặp vợ chồng này sửng sốt vì giá những 46 euro hay khoảng 60 USD theo tỷ giá hiện hành.

Năm năm trước đây, khi euro chỉ đổi được 0,9 USD thì một bữa ăn tương tự chỉ lên đến 42 USD nhưng từ khi 1,3 USD mới đổi được 1 euro, du khách đến từ Hoa Kỳ buộc phải "ăn thật nhiều bánh mì".

Việc thắt lưng buộc bụng của du khách Hoa Kỳ chứng tỏ là khi USD suy yếu, người Mỹ sẽ bớt mua sản phẩm của nước ngoài, trong khi đó sản phẩm và dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ hấp dẫn hơn trên thị trường thế giới. Ở một mức độ nhất định, mọi việc đang xảy ra theo đúng như sách giáo khoa Kinh tế học: xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhanh hơn và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ vào Hoa Kỳ giảm xuống.

Nhưng sự sụt giảm của USD trong năm năm qua so với nhiều loại tiền tệ thế giới như euro, bảng Anh vẫn chưa để thể hiện mức thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ (lên đến 702 tỉ trong 11 tháng của năm 2006 và chắc chắn sẽ vượt mức 717 tỉ trong năm 2005).

Một kinh tế gia của Ngân hàng Deutsche tại London cho rằng: Nhiều người hy vọng tỷ giá hiện nay sẽ góp phần điều chỉnh sự mất cân đối, nhưng nhìn từ bên ngoài thì không thể tin được, vì cần có sự sụt giảm lớn hơn nhiều mới có thể thu hẹp mức chênh lệch.

Có nhiều lý do để giải thích tại sao sự biến động tỷ giá hiện nay không thể giúp giải quyết sự thâm hụt: nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận giảm lợi nhuận hơn là tăng giá hàng hoá để kích thích người Mỹ không cắt giảm nhập khẩu. Ngoài ra, USD đã không giảm giá nhiều so với tiền tệ của những đối tác thương mại lớn. Trên thực tế, trong vòng hai năm qua, USD lại tăng giá so với đồng yên Nhật và cả hai đều là những loại tiền tệ yếu hiện nay.

Ngoài ra, đồng nhân dân tệ đang được Chính Phủ Trung Quốc quản lý chặt so với USD. Từ tháng 1 đến tháng 11/2006, Trung Quốc đã có số dư thương mại đối với Hoa Kỳ lên đến 213 tỉ USD, nhưng nhân dân tệ và một số tiền tệ châu Á khác chỉ thay đổi chút ít so với USD.

Có lẽ, điều quan trọng nhất để Hoa Kỳ thu hẹp thâm hụt thương mại là khuyến khích người tiêu dùng Mỹ phải cắt giảm chi tiêu, trong khi người tiêu dùng nước ngoài tăng mua hàng Hoa Kỳ nhiều hơn.

Một nhà kinh tế cho rằng điều bí ẩn hiện nay chính là thái độ của người tiêu dùng: có đến 50% thâm hụt của Hoa Kỳ đối với châu Âu phát sinh từ thái độ người tiêu dùng châu Âu hầu như không thay đổi, trong khi đó người tiêu dùng Hoa Kỳ không thể giảm được nhu cầu mua hàng nhập khẩu.

Nhiều nhà kinh tế theo phái tự do mậu dịch cho rằng sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ không có gì đáng lo ngại, vì đây chính là một khía cạnh của sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Hoa Kỳ và sẽ thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, với mức chênh lệch vượt quá 5 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như hiện nay, nhiều nhà kinh tế rất lo ngại trước sự thâm hụt ngày càng gia tăng một cách không bình thường từ nước ngoài. Dẫu sao, đồng USD suy yếu cũng đã làm tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang các nước có tiền tệ mạnh, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với Liên minh châu Âu đã giảm 1% trong ba quý đầu trong năm qua so với cùng kỳ năm 2005, đạt mức 84 tỉ USD sau khi điều chỉnh lạm phát.

(Theo Doanh nhân)