Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.013.161
Đang online
231
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tin nóng

Cập nhật ngày 12/12/2006 11:31 GMT+7

Chuyện hậu trường vận động PNTR

Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh, một người trong cuộc của quá trình vận động thông qua PNTR với Việt Nam, chia sẻ những câu chuyện hậu trường và cả những mối lo cá nhân từ tầm nhìn dài hạn.

Quá trình thông qua PNTR diễn biến rất phức tạp. Trước hết, PNTR được đưa ra đúng thời điểm nhạy cảm của tình hình chính trị Mỹ. Chính quyền Tổng thống Bush đang bị sút giảm uy tín do chính sách tại Iraq và nội bộ Đảng Cộng hòa cũng không đoàn kết như đầu nhiệm kỳ.

Việc Việt Nam gia nhập WTO sau Trung Quốc cũng có một số bất lợi. Nhiều nghị sĩ nói rằng, tiền lệ của Trung Quốc (không thực hiện đúng cam kết gia nhập WTO) đã khiến họ cảnh giác hơn và siết chặt thông qua PNTR.

Quá trình này còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề nhân sự tại Quốc hội Mỹ. Chủ tịch hạ viện Dennis Hastert, người đi thăm Việt Nam hồi tháng 4 và rất ủng hộ PNTR với Việt Nam, vào thời điểm cao trào lại không còn nhiều tiếng nói do vướng chuyện nội bộ.

Tiến trình đưa PNTR ra bỏ phiếu còn bị chậm lại do chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ hạ viện Bill Thomas muốn đưa cả hiệp định xúc tiến thương mại Mỹ - Peru ra xem xét cùng lúc với PNTR với Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự vận động của một vài nhóm cực đoan trong cộng đồng người Việt cũng ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu. Trong lần bỏ phiếu tại Ủy ban Tài chính của Thượng viện, một vài nghị sĩ không bỏ phiếu vì "muốn xem xét kỹ hơn về tự do tôn giáo tại Việt Nam”. Tuy nhiên, các nhóm chống đối tuy có bày tỏ quan điểm nhưng không đủ sức tập hợp lực lượng để thành một lực cản cụ thể.

Vào cuối tháng 7, tôi nhận được đề nghị của nhóm tư vấn Mỹ “thăm dò” ngài Chánh văn phòng Hạ viện liệu PNTR có được đưa vào chương trình làm việc trước khi bước vào kỳ nghỉ hè không. Tôi cũng băn khoăn liệu ông ấy có tiếp chuyện mình qua điện thoại không. Rất mừng là ông đồng ý nói chuyện và nhắn gửi thông điệp rằng PNTR không nhiều khả năng được xếp lịch sớm.

Tôi nghĩ các mối quan hệ cá nhân có vai trò quan trọng trong các cuộc vận động hành lang. Bản thân tôi cũng rút ra được kinh nghiệm: nếu biết cách đặt vấn đề vừa phải, không "lên gân" sẽ nhận được các câu trả lời chân tình và không mang tính ngoại giao.
Mối lo
Không phải ngành nào cũng phấn khởi về việc thông qua PNTR. Để giải tỏa việc hai thượng nghị sĩ Elizabeth Dole và Lindsey Graham treo quá trình bỏ phiếu PNTR, Chính phủ Mỹ đã cam kết tạo một cơ chế giám sát cho phép Bộ Thương mại Mỹ điều tra nếu phát hiện dấu hiệu Việt Nam bán phá giá hàng dệt may. Đây là một ngoại lệ bởi theo quy định, các vụ điều tra bán phá giá phải được khởi xướng từ doanh nghiệp.

Theo Hiệp định thương mại song phương BTA và Hiệp định dệt may ký với Mỹ năm 2003, Việt Nam tăng xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ và vẫn còn khả năng để tăng xuất khẩu. Vì vậy, phải tập trung lập chiến lược xuất khẩu hàng dệt may, đảm bảo không để tăng xuất vào Mỹ đột ngột. Ngoài ra, cũng cần cấp tốc thuê chuyên gia xác định các tiêu chí “phá giá” mà Bộ Thương mại Mỹ áp đặt.

(Thyeo vnexpress)